BÀI 6. THỜI KÌ BẮC THUỘC VÀ CHỐNG BẮC THUỘC - TỪ THẾ KỈ II TRƯỚC CÔNG NGUYÊN ĐẾN NĂM 938C. Luyện tập và Đánh giá
Chọn một phương án
Câu 1. Nhà Hán đã làm gì để củng cố sự cai trị sau khởi nghĩa Hai Bà Trưng?
A. Duy trì người Việt giữ chức huyện lệnh.
B. Duy trì người Việt giữ chức hào trưởng.
C. Đưa người Hán sang giữ chức huyện lệnh trở lên.
D. Người Hán giữ các chức quan từ hào trưởng đến thái thú.
Chọn nhiều phương án
Câu 2. Những chính sách nào sau đây nhằm đồng hoá nhân dân ta về văn hoá?
A. Bắt nhân dân phải cống nạp nhiều sản vật quý, quả ngon vật lạ, súc vật quý hiếm (long nhãn, vải, dừa, chuối; ngọc trai, đồi mồi, sừng tê, ngà voi, ...).
B. Áp dụng pháp luật Hán, bắt nhân dân ta tuân theo lễ giáo phong kiến Hán.
C. Chiếm đoạt ruộng đất, lập trai trại; biến nông dân mất ruộng thành nông nô và nô tỳ làm việc trong các trang trại.
D. Mở trường học dạy chữ Hán, đào tạo người thừa hành, tuyên truyền ý thức phong kiến Hán đến các tầng lớp khác.
E. Đưa người Hán sang sinh cơ, lập nghiệp trên đất nước ta để truyền đạt văn hoá Hán.
Câu 3. Điền số thứ tự và thời gian diễn ra các cuộc khởi nghĩa sau đây theo thứ tự thời gian tăng dần. (theo mẫu)
a. Năm 40-43 | b. Năm 248 | c. Năm 542-602 | d. Năm 713-722 | e. Cuối thế kỉ VIII |
Thứ tự diễn ra | Khởi nghĩa | Thời gian diễn ra |
---|---|---|
1 | Khởi nghĩa Hai Bà Trưng | a |
Khởi nghĩa Lý Bí - Triệu Quang Phục | ||
Khởi nghĩa Phùng Hưng | ||
Khởi nghĩa Bà Triệu | ||
Khởi nghĩa Mai Thúc Loan |
Câu 4. Ghép các chính sách ở bên trái cho phù hợp với các thông tin cụ thể ở bên phải
a. Về kinh tế
b. Về chính trị
c. Về văn hoá
1. Bắt nhân dân phải cống nạp nhiều sản vật quý, quả ngon vật lạ, súc vật quý hiếm (long nhãn, vải, dừa, chuối; ngọc trai, đồi mồi, sừng tê, ngà voi, ...).
2. Lãnh thổ nước ta được chia thành các châu, quận, dưới là các huyện và cuối cùng là làng, xã. Quan đứng đầu từ cấp huyện trở lên là người Hán, đứng đầu làng, xã là người Việt.
3. Chiếm đoạt ruộng đất, lập trai trại; biến nông dân mất ruộng thành nông nô và nô tỳ làm việc trong các trang trại.
4. Mở trường học dạy chữ Hán, đào tạo người thừa hành, tuyên truyền ý thức phong kiến Hán đến các tầng lớp khác.
5. Áp dụng pháp luật Hán, bắt nhân dân ta tuân theo lễ giáo phong kiến Hán.
6. Chính quyền phong kiến phương Bắc cũng tăng cường bộ máy cai trị ở các trị sở châu, quận, áp dụng luật pháp hà khắc và đàn áp các cuộc khởi nghĩa.